Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Nén nhang trầm xin gửi...

   1.Những vần thơ. Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài Thương binh -Liệt sĩ,mình yêu thích nhất những vần thơ sau ,lần nào nhớ lại , dù đọc thầm cũng rơi nước mắt.Đó là bài "Nấm mộ và cây trầm" của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu,là "Thăm mộ chiều cuối năm" của Nguyễn Thái Sơn

Vạt đồi yên nghỉ bao đồng đội. 
 Nhang trầm một thẻ -biết làm sao?
Thắp lên,đành cắm nơi đầu gió 
 Hương khói đừng quên nấm mộ nào!

và : 

 "Đò ơi,Thạch Hãn xin chèo nhẹ
 Đáy sông còn đó-bạn tôi nằm . 
 Có tuổi hai mươi thành sóng nước 
 Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm "... (Lê Bá Dương) 


 
    2.Người mẹ. Bà là một trong số hàng triệu người mẹ Việt Nam có con hi sinh trong cuộc chiến tranh 1954-1975.Một người mẹ nông dân chất phác ở làng Trà-bà cụ Hiếm.Hai người con trai đầu của bà:Anh Chuyện,anh Trò đã vui vẻ lên đường ra trận và "mãi mãi tuổi hai mươi".Bà được chính quyền các cấp quan tâm ,nhưng chỉ giận một điều là mỗi khi lễ lạt ở xã , ở huyện ,họ cứ bắt bà ngồi hàng ghế đầu,hàng tiếng đồng hồ nghe những lời sáo rỗng liên miên ,và giận nhất là thế nào bà cũng phải nói lời cảm ơn ...Thật ngược đời. Bà đã mất cách đây hơn chục năm. 

   3.Bài báo. Mới đọc tít "Bà mẹ Đồng Lộc",mình cứ tưởng nhà báo Mai Thanh Hải lại viết về người mẹ của một trong số mười nữ TNXP hi sinh ở Ngã ba Đồng Lộc - họ đã quá nổi tiếng (mình tin rằng họ luôn chia sẻ sự quan tâm của những người còn sống dành cho họ với hàng trăm nghìn đồng đội còn nằm đâu đó trên đất mẹ,với những đồng đội đang sống khó nghèo,mà chỉ cần Nhà nước bớt chút loa đèn kèn trống trong các dịp lễ hội là bao người có cái ăn cái mặc...) Các nữ anh hùng Ngã ba Đồng Lộc đã chọn Mai Thanh Hải để nhờ anh viết về người mẹ già ,cô đơn sống nhờ những quả sim giữa ồn ào ,tưng bừng,náo nhiệt-bởi anh là một nhà báo dũng cảm ,nhân hậu.Người mẹ với áo tơi che nắng che mưa,với ánh mắt khẩn cầu,nâng túi sim chín mọng được hái từ sáng sớm trên rú mong đổi lấy vài ngàn bạc lẻ.Hình ảnh ấy có thức tỉnh được các nhà lãnh đạo :Hãy yêu thương con người,yêu thương nhân dân mình một cách thực tế,đừng giả dối nữa. 

  4.Những chuyến đi. Vợ chồng Hương Trí đang ở Quảng Trị.Những cựu chiến binh của đoàn 201 tổ chức đi viếng thăm đồng đội .Họ đến thăm hơn 20 nghĩa trang,những nơi heo hút,ít người đến, "hương lạnh khói tàn".Đoàn CCB cảm nhận được tiếng reo vui của đồng đội qua gió ngàn , qua những nén hương cháy bùng lên rực rỡ.Anh thương binh binh Trí khóc như mưa -sáng nay ,Hương kể thế qua điện thoại.Tối nay ,họ về lại sông Thạch Hãn để chia tay đồng đội. Khởi hành cùng ngày với Trí Hương,mình qua Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn,về Ngã baĐL,qua cửa khẩu Cầu Treo,sang Lào.Cách biên giới hơn 30 km ,thấy một nghĩa trang lớn , trùng điệp những ngôi tháp nhỏ , hỏi cậu lái xe , mới biết đó là nghĩa trang quân tình nguyện Việt Nam.Hướng dẫn viên du lịch mải mê với những câu chuyện tiếu lâm nặng về tính dục,không một lời giới thiệu.Xe vụt qua .Buồn.

   5.Trong nhà. Chú Liễn hi sinh đã 61 năm.Năm mươi năm sau mới được công nhận là LS.Hồ sơ người có công với CM vẫn đang nằm ở huyện ủy Kiến Thụy -dù gia đình nộp hơn năm nay.Chú là liệt sĩ đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng.Chiều nay cháu Hảo về thắp hương cho ông.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta đã sai lầm trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, nên dân tộc phải gánh chịu đau thương mất mát về người..., nỗi đau này đến 100 năm... chưa nguôi hậu quả ghê về tinh thần..., bạn mới viết vì người thân được hưởng tiền "tuất" còn những người cũng chết vì cuộc chiến họ và người thân của họ được hưởng gì hay chỉ hưởng ngược đãi đủ mặt của người hưởng tiền " Tuất?", Ôi nước tôi, dân tôi, lãnh đạo tôi?

    Trả lờiXóa