Thỉnh thoảng lại gọi xe ôm đầu ngõ đến cơ quan .Ngoài việc tự nhiên thấy ngại đi xe máy , không muốn phiền người trong nhà, còn có một lí do - những câu chuyện từ người lái xe ôm có điều gì đó thấy cuộc sống quanh mình còn nhiều bất ngờ, đọng lại tiếng cười , nhưng nhiều hơn lại là nước mắt.
Chuyện thứ nhất - và mới nhất:
- Bà ạ...
(úi giời- già thật rồi, dù anh ta gọi thay cho con, còn vợ anh ấy gọi mình là bác , xưng em) cháu chỉ mong có sức khỏe và hạnh phúc . Câu chuyện được mở đầu như thế . Niềm mong ước mới tuyệt vời làm sao.
-Cháu nằm mơ thấy bố vợ cháu về ,tát cho vợ cháu 11 cái , ông cụ bảo nếu còn láo lếu với cháu sẽ tát cái thứ 12.Cháu kể, nó sợ đấy.
-Con vợ cháu nó quang quác , nhưng chỉ lúc nào nó giận cháu nó mới lắm mồm- còn chị dâu cháu quang quác suốt ngày .Cháu bảo anh cháu :Ông đi thẳng lưng lên xem nào.Khổ, mấy chục năm đạp xích lô,giờ yếu rồi, vợ nó khinh cho .
-Tiền cũng cần , nhưng cần nhất là sức khỏe và hạnh phúc , bà nhỉ.Chân lý được khẳng định lại lần nữa.
-Hôm vừa rồi , con vợ cháu nó cứ mân mê cái máy tập giảm béo .Cháu bảo : thích thì mua .Gớm , đạp được vài phút đã xuống , thở hồng hộc, mồ hôi vã ra .Cháu bảo :Tập từ từ , hôm nay một phút , mai hai phút, tăng dần .Cái máy ba triệu rưỡi , bà ạ.Màn hình lỏng hơn chục triệu nhà cháu cũng có , lại cả máy giặt sáu triệu rưỡi.
-Con vợ cháu nó cũng chịu khó, phải cái hơi láo.Nhưng thôi, được cái này mất cái kia, bà nhỉ ?
Đây là lần đầu tiên , mình nghe được câu chuyện vui vui từ người lái xe ôm này, bởi tất cả những lần trước , đều là những chuyện vợ anh ta mắng chửi chồng, cha mẹ chồng .Thậm chí, có lần anh ta bị vợ bạo hành đến mức phải nhảy từ tầng hai (trong nam gọi là lầu một) xuống đất , bị gãy chân. Có lần, ông bố thấy con bị chèn ép quá , gọi sang nhà, cô vợ gọi dốc cổ về , hất hàm :"Chúng nó nói gì?"...
-Tuần trước, cúng bố vợ cháu , cháu khấn :" Con chả xin gì , chỉ xin bố cho con sức khỏe và hạnh phúc"-vợ cháu nó đứng ngay cạnh cháu, nó nghe thấy hết , bà ạ
-
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012
Thăm thầy giáo cũ
20-11.
Mỗi năm, vào ngày này, mình thường đi thăm 1-2 thầy cô giáo cũ-những người đã để lại cho mình những ấn tượng sâu sắc trong tuổi học trò.Mấy năm trước về thăm thầy Trần Tự Lập-dạy mình hồi lớp 4, cô Oanh - chủ nhiệm và dạy Toán hồi mình lớp 6.Rồi thầy Phất ,thầy Ngữ...những thầy giáo già , tuổi hưu trí không nhiều vui vẻ.
Năm nay, rủ Đót-cô bạn hồi lớp 7 đến thăm cô Chuyên, thầy Trới. Mình có mấy tháng được ở cùng cô tại khu tập thể của giáo viên trường cấp 2 Đa Phúc -An Thụy -Hải Phòng.Cô có cuộc sống gia đình viên mãn-các em con cô đều thành đạt trong cuộc sống, cô chú mạnh khỏe, hạnh phúc .Thầy Trới đã 79 tuổi-nhưng trí nhớ vẫn tuyệt vời, cuộc sống của thầy cô đủ đầy ,trọn vẹn .
Nhớ hè năm 2010-khi bạn Nguyễn Thanh Minh ra Bắc,mình đi cùng Minh , Vũ Lệnh Bích...đến thăm thầy Ích-thầy giáo dạy Toán ngày lớp 7,mình bất ngờ và đau xót , khi thấy thầy vất vả quá -vì các em (con thầy)gây cho thầy nhiều phiền muộn .Một người tài hoa trong nghề nghiệp như thầy lại vướng vào cảnh "dao sắc không gọt được chuôi"-chỉ mong thầy mạnh khỏe để nuôi dạy mấy đứa cháu nên người.
Đót cứ cảm ơn ,vì nhờ mình , bạn ấy mới có dịp gặp lại các thầy các cô.Còn mình thì áy náy-vì khi đến thăm thầy Trới, sợ đi xe máy chở cồng kềnh nên mình đã để lại ở nhà lẵng hoa tươi, chỉ mang đến biếu thầy bánh ngọt và cà phê-và phòng khách nhà thầy không thấy có hoa, dù hôm nay là 20-11.
Sang năm ,mình về hưu.
Mỗi năm, vào ngày này, mình thường đi thăm 1-2 thầy cô giáo cũ-những người đã để lại cho mình những ấn tượng sâu sắc trong tuổi học trò.Mấy năm trước về thăm thầy Trần Tự Lập-dạy mình hồi lớp 4, cô Oanh - chủ nhiệm và dạy Toán hồi mình lớp 6.Rồi thầy Phất ,thầy Ngữ...những thầy giáo già , tuổi hưu trí không nhiều vui vẻ.
Năm nay, rủ Đót-cô bạn hồi lớp 7 đến thăm cô Chuyên, thầy Trới. Mình có mấy tháng được ở cùng cô tại khu tập thể của giáo viên trường cấp 2 Đa Phúc -An Thụy -Hải Phòng.Cô có cuộc sống gia đình viên mãn-các em con cô đều thành đạt trong cuộc sống, cô chú mạnh khỏe, hạnh phúc .Thầy Trới đã 79 tuổi-nhưng trí nhớ vẫn tuyệt vời, cuộc sống của thầy cô đủ đầy ,trọn vẹn .
Nhớ hè năm 2010-khi bạn Nguyễn Thanh Minh ra Bắc,mình đi cùng Minh , Vũ Lệnh Bích...đến thăm thầy Ích-thầy giáo dạy Toán ngày lớp 7,mình bất ngờ và đau xót , khi thấy thầy vất vả quá -vì các em (con thầy)gây cho thầy nhiều phiền muộn .Một người tài hoa trong nghề nghiệp như thầy lại vướng vào cảnh "dao sắc không gọt được chuôi"-chỉ mong thầy mạnh khỏe để nuôi dạy mấy đứa cháu nên người.
Đót cứ cảm ơn ,vì nhờ mình , bạn ấy mới có dịp gặp lại các thầy các cô.Còn mình thì áy náy-vì khi đến thăm thầy Trới, sợ đi xe máy chở cồng kềnh nên mình đã để lại ở nhà lẵng hoa tươi, chỉ mang đến biếu thầy bánh ngọt và cà phê-và phòng khách nhà thầy không thấy có hoa, dù hôm nay là 20-11.
Sang năm ,mình về hưu.
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012
Nén nhang trầm xin gửi...
1.Những vần thơ.
Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài Thương binh -Liệt sĩ,mình yêu thích nhất những vần thơ sau ,lần nào nhớ lại , dù đọc thầm cũng rơi nước mắt.Đó là bài "Nấm mộ và cây trầm" của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu,là "Thăm mộ chiều cuối năm" của Nguyễn Thái Sơn:
Vạt đồi yên nghỉ bao đồng đội.
Nhang trầm một thẻ -biết làm sao?
2.Người mẹ. Bà là một trong số hàng triệu người mẹ Việt Nam có con hi sinh trong cuộc chiến tranh 1954-1975.Một người mẹ nông dân chất phác ở làng Trà-bà cụ Hiếm.Hai người con trai đầu của bà:Anh Chuyện,anh Trò đã vui vẻ lên đường ra trận và "mãi mãi tuổi hai mươi".Bà được chính quyền các cấp quan tâm ,nhưng chỉ giận một điều là mỗi khi lễ lạt ở xã , ở huyện ,họ cứ bắt bà ngồi hàng ghế đầu,hàng tiếng đồng hồ nghe những lời sáo rỗng liên miên ,và giận nhất là thế nào bà cũng phải nói lời cảm ơn ...Thật ngược đời. Bà đã mất cách đây hơn chục năm.
3.Bài báo. Mới đọc tít "Bà mẹ Đồng Lộc",mình cứ tưởng nhà báo Mai Thanh Hải lại viết về người mẹ của một trong số mười nữ TNXP hi sinh ở Ngã ba Đồng Lộc - họ đã quá nổi tiếng (mình tin rằng họ luôn chia sẻ sự quan tâm của những người còn sống dành cho họ với hàng trăm nghìn đồng đội còn nằm đâu đó trên đất mẹ,với những đồng đội đang sống khó nghèo,mà chỉ cần Nhà nước bớt chút loa đèn kèn trống trong các dịp lễ hội là bao người có cái ăn cái mặc...) Các nữ anh hùng Ngã ba Đồng Lộc đã chọn Mai Thanh Hải để nhờ anh viết về người mẹ già ,cô đơn sống nhờ những quả sim giữa ồn ào ,tưng bừng,náo nhiệt-bởi anh là một nhà báo dũng cảm ,nhân hậu.Người mẹ với áo tơi che nắng che mưa,với ánh mắt khẩn cầu,nâng túi sim chín mọng được hái từ sáng sớm trên rú mong đổi lấy vài ngàn bạc lẻ.Hình ảnh ấy có thức tỉnh được các nhà lãnh đạo :Hãy yêu thương con người,yêu thương nhân dân mình một cách thực tế,đừng giả dối nữa.
4.Những chuyến đi. Vợ chồng Hương Trí đang ở Quảng Trị.Những cựu chiến binh của đoàn 201 tổ chức đi viếng thăm đồng đội .Họ đến thăm hơn 20 nghĩa trang,những nơi heo hút,ít người đến, "hương lạnh khói tàn".Đoàn CCB cảm nhận được tiếng reo vui của đồng đội qua gió ngàn , qua những nén hương cháy bùng lên rực rỡ.Anh thương binh binh Trí khóc như mưa -sáng nay ,Hương kể thế qua điện thoại.Tối nay ,họ về lại sông Thạch Hãn để chia tay đồng đội. Khởi hành cùng ngày với Trí Hương,mình qua Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn,về Ngã baĐL,qua cửa khẩu Cầu Treo,sang Lào.Cách biên giới hơn 30 km ,thấy một nghĩa trang lớn , trùng điệp những ngôi tháp nhỏ , hỏi cậu lái xe , mới biết đó là nghĩa trang quân tình nguyện Việt Nam.Hướng dẫn viên du lịch mải mê với những câu chuyện tiếu lâm nặng về tính dục,không một lời giới thiệu.Xe vụt qua .Buồn.
5.Trong nhà. Chú Liễn hi sinh đã 61 năm.Năm mươi năm sau mới được công nhận là LS.Hồ sơ người có công với CM vẫn đang nằm ở huyện ủy Kiến Thụy -dù gia đình nộp hơn năm nay.Chú là liệt sĩ đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng.Chiều nay cháu Hảo về thắp hương cho ông.
Vạt đồi yên nghỉ bao đồng đội.
Nhang trầm một thẻ -biết làm sao?
Thắp lên,đành cắm nơi đầu gió
Hương khói
đừng quên nấm mộ nào!
và :
"Đò ơi,Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó-bạn tôi nằm .
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm "...
(Lê Bá Dương)
2.Người mẹ. Bà là một trong số hàng triệu người mẹ Việt Nam có con hi sinh trong cuộc chiến tranh 1954-1975.Một người mẹ nông dân chất phác ở làng Trà-bà cụ Hiếm.Hai người con trai đầu của bà:Anh Chuyện,anh Trò đã vui vẻ lên đường ra trận và "mãi mãi tuổi hai mươi".Bà được chính quyền các cấp quan tâm ,nhưng chỉ giận một điều là mỗi khi lễ lạt ở xã , ở huyện ,họ cứ bắt bà ngồi hàng ghế đầu,hàng tiếng đồng hồ nghe những lời sáo rỗng liên miên ,và giận nhất là thế nào bà cũng phải nói lời cảm ơn ...Thật ngược đời. Bà đã mất cách đây hơn chục năm.
3.Bài báo. Mới đọc tít "Bà mẹ Đồng Lộc",mình cứ tưởng nhà báo Mai Thanh Hải lại viết về người mẹ của một trong số mười nữ TNXP hi sinh ở Ngã ba Đồng Lộc - họ đã quá nổi tiếng (mình tin rằng họ luôn chia sẻ sự quan tâm của những người còn sống dành cho họ với hàng trăm nghìn đồng đội còn nằm đâu đó trên đất mẹ,với những đồng đội đang sống khó nghèo,mà chỉ cần Nhà nước bớt chút loa đèn kèn trống trong các dịp lễ hội là bao người có cái ăn cái mặc...) Các nữ anh hùng Ngã ba Đồng Lộc đã chọn Mai Thanh Hải để nhờ anh viết về người mẹ già ,cô đơn sống nhờ những quả sim giữa ồn ào ,tưng bừng,náo nhiệt-bởi anh là một nhà báo dũng cảm ,nhân hậu.Người mẹ với áo tơi che nắng che mưa,với ánh mắt khẩn cầu,nâng túi sim chín mọng được hái từ sáng sớm trên rú mong đổi lấy vài ngàn bạc lẻ.Hình ảnh ấy có thức tỉnh được các nhà lãnh đạo :Hãy yêu thương con người,yêu thương nhân dân mình một cách thực tế,đừng giả dối nữa.
4.Những chuyến đi. Vợ chồng Hương Trí đang ở Quảng Trị.Những cựu chiến binh của đoàn 201 tổ chức đi viếng thăm đồng đội .Họ đến thăm hơn 20 nghĩa trang,những nơi heo hút,ít người đến, "hương lạnh khói tàn".Đoàn CCB cảm nhận được tiếng reo vui của đồng đội qua gió ngàn , qua những nén hương cháy bùng lên rực rỡ.Anh thương binh binh Trí khóc như mưa -sáng nay ,Hương kể thế qua điện thoại.Tối nay ,họ về lại sông Thạch Hãn để chia tay đồng đội. Khởi hành cùng ngày với Trí Hương,mình qua Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn,về Ngã baĐL,qua cửa khẩu Cầu Treo,sang Lào.Cách biên giới hơn 30 km ,thấy một nghĩa trang lớn , trùng điệp những ngôi tháp nhỏ , hỏi cậu lái xe , mới biết đó là nghĩa trang quân tình nguyện Việt Nam.Hướng dẫn viên du lịch mải mê với những câu chuyện tiếu lâm nặng về tính dục,không một lời giới thiệu.Xe vụt qua .Buồn.
5.Trong nhà. Chú Liễn hi sinh đã 61 năm.Năm mươi năm sau mới được công nhận là LS.Hồ sơ người có công với CM vẫn đang nằm ở huyện ủy Kiến Thụy -dù gia đình nộp hơn năm nay.Chú là liệt sĩ đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng.Chiều nay cháu Hảo về thắp hương cho ông.
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012
Ngọc thô
32 năm trước ,mình hì hục khuân về một tảng đá .Lúc đặt lên ghế ngồi chễm chệ , lúc để trên giường rất thảnh thơi...Xù xì , góc cạnh,nhìn rất kĩ mới thấy đẹp .Đá có ngọc , chỉ riêng mình biết.Ra sức mài ,đá bớt phần gai góc , nhưng ai chạm vào cũng phải giãy nảy lên, hoặc ấm ức kiểu bà chị gái :sao mợ lại chịu đựng được nó nhỉ?hoặc nước mắt ngắn dài như cô bạn thân ,ra đến cổng còn nói với lại:không bao giờ tôi nói chuyện với ông ấy nữa!(chả là bà chị bị góp ý về tội chiều con ,cô bạn bị mắng vì tội coi thường chồng-chết nỗi cách nói như dùng roi đánh người ).Vài ngày sau , chị gái lại ân cần,cô bạn lại ý ới.Ngọc sáng dần lên , nhưng mỗi khi nhà có việc ,nhất là liên quan đến công tác ngoại giao là hai con trai lại lo bố cứ thẳng tưng mà nói thì hỏng hết bánh kẹo.May sao hai lần đi hỏi vợ cho con,phát ngôn lại chuẩn (chắc các cụ phù hộ ?).Cô cháu gái ở cùng hóm hỉnh nhận xét:bác K mà đi can cãi nhau , chắc họ chuyển sang đánh nhau!!!
Bù lại ,tình yêu thương quan tâm tới người thân , với mọi người thật lớn, không tính toán thiệt hơn,không nặng về vật chất .Chăm sóc cha mẹ già hiếm người bằng.
Ngọc thô đang ngáy khò khò .Ây da...
Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012
Bốn mươi năm trước
Ngày mai là 16 tháng 4.Trong suốt 40 năm qua,cứ gần đến ngày này , mình luôn có tâm trạng buồn thương,và không bao giờ quên những hình ảnh :khói đen phía Thượng Lý-Sở Dầu,dòng người từ nội thành hối hả về ngoại thành sơ tán.
1972-mình học lớp 7-lớp cuối cấp 2 ở Đa Phúc,cách nhà gần chục cây số ,ở trọ nhà chị Bé.Theo đường chim bay ,chắc Đa Phúc chỉ cách Thượng Lý gần chục cây.Ngày 16-4-1972 ,B52 của Mĩ rải thảm...một góc quận Hồng Bàng mịt mù khói lửa...
Ngày hôm sau ngôi trường mình đang học đón rất nhiều thầy cô , bạn học mới.Năm ấy , kì thi tốt nghiệp cấp hai được thay bằng việc xét tốt nghiệp .
Ít ngày sau ,mình được tin gia đình cô giáo Quí-cô giáo chủ nhệm của bác Thông Cào hồi lớp 4-bị trúng bom.Thầy Sơn-chồng cô rất hiền.Cả nhà chỉ còn lại người con trai,em tên là Giang Hà (hình như họ Nguyễn).Trong đợt sơ tán lần một-1965-thầy cô về dạy học ở quê.Cô dạy giỏi ,nhưng nóng tính , trò sợ một phép -nghe bác Cào kể thế.Có năm , mùng một Tết , mấy anh em,chú cháu (Trí , Liêm ,Liễm)sang làng Phương Đôi chúc Tết thầy cô,gặp lúc nhà cô đang ăn cơm.Mình ngạc nhiên vì bữa cơm chỉ có canh cà chua (quê mình gọi là riêu),rau sống,không thịt cá .Sau này khôn lớn , mới nghĩ , chắc không phải vì khó khăn đến mức ăn uống đạm bạc như vậy , mà vì cô là người không câu nệ,không nặng về hình thức...nhưng hình ảnh bữa ăn ấy cứ đọng lại mãi trong tâm trí mình ,kể từ ngày 16-4-1972.
Nghe nói , sau này ,Giang Hà sống ở Mĩ.
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
8-3
Hàng xóm nhà mình (ở làng Trà)có cậu Cửu -con trai út của ông bà Nhỡ.Tươi tỉnh ,vui vẻ , cao to...,lấy cô vợ người làng bên .Vợ cậu hiền lành , chịu thương chịu khó .Cậu có bạn đến chơi ,dõng dạc :em ơi , đun cho anh siêu nước !Cô vợ vội vàng làm ngay .Đợi mãi không thấy có nước sôi , cậu hùng hổ xuống bếp , thấy rơm tắt , siêu nước mới nóng,chưa sôi , vợ úp mặt vào đầu gối khóc nức nở , tức mình ,cậu đá đít vợ ,kèm câu chửi tục .
Cô vợ kể chuyên bị chồng đá đến lệch mông vì siêu nước , mọi người hỏi:chỉ đun tí nước nặng nhọc gì mà khóc ?Vì từ ngày lấy nhau đến giờ ,em mới được anh ấy gọi là"em"(khi đó họ đã có một đứa con ).
Cô vợ kể chuyên bị chồng đá đến lệch mông vì siêu nước , mọi người hỏi:chỉ đun tí nước nặng nhọc gì mà khóc ?Vì từ ngày lấy nhau đến giờ ,em mới được anh ấy gọi là"em"(khi đó họ đã có một đứa con ).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)