Chuyến xe Hải âu cuối ngày-lại là ngày lễ 2-9 nên đông chật người.Chọn chỗ ngồi cuối xe,khỏi vướng tầm nhìn,đỡ say xe,tin là ngủ được một lúc,chặng Hà Nội -Hải Phòng sẽ kết thúc.
Hai hàng ghế trước mặt có ba cô gái và một chàng trai người Hoa-hình dáng,tiếng nói của họ đã nói nên điều đó.Họ nói chuyện rộn ràng,ăn uống một cách vô tư.Đang choáng váng vì say xe,nghe họ nói nhức đầu vô cùng.Mình đập khẽ vào vai cô gái trước mặt,ra hiệu nói ít đi.Ba người hạ giọng,còn một cô vẫn ào ào như súng liên thanh.Cô nói với bạn đồng hành chán,lại mở điện thoại ra "buôn" tiếp,vừa nhai vừa nói...Chán chả buồn nhắc,nhưng lòng dấy lên một nỗi bực mình.Gần hai tiếng đồng hồ bị tra tấn bởi thứ âm thanh ríu rít,rộn ràng...sự bực mình đã biến thành căm hờn,thành "tinh thần yêu nước".Quân xâm lược,đồ dã man,định "bá chủ,bá quyền"ngay cả trên xe buýt nhà tao à?
Họ xuống bến cuối,mình xuống trước họ một bến.Làn gió thu khi đêm về khiến đầu óc mình tỉnh táo.Lòng căm thù bỗng chốc tiêu tan.Tôi đã nghĩ gì thế?Tôi căm ghét họ vì lẽ gì vậy?Vì họ trẻ trung vô tư ư?Vì sự ám ảnh của Trường Sa ,Hoàng Sa,Tây Nguyên..hay chỉ vì đang say xe...Sao không thương cô gái xa nhà ,xa quê mưu sinh xứ người,tìm vui trong những cuộc chuyện trò?sao không yêu vẻ trẻ trung sôi nổi của cô như tình cảm dành cho con cháu mình...?và nhắc nhở cô chân tình như nói với người thân...?
Thấy mình nhỏ nhen .Chợt nghĩ khi Khuê Khanh Minh Anh Hằng Hà Thư...đi đến nơi nào trên trái đất lại gặp phải thái độ kì thị như mình hôm đó với cô gái người Hoa.
May mà ngoài cái đập vai khe khẽ,tất cả chỉ là trong ý nghĩ.Nhưng cũng thấy xấu hổ.
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009
cô gái với cát
Câu chuyện kể qua những bức tranh cát của cô gái Ucraina thật xúc động.Tài năng,sự tinh tế,tình yêu cuộc sống,yêu con người...được thể hiện sâu sắc .Giữa lúc lật trang nào trên báo mạng cũng chỉ thấy những chuyện đáng thất vọng:người tài không được trọng dụng ,mẹ con từ mặt nhau vì căn nhà,bão "tố" chuyện bớt xén trong xây dựng các công trình của nhà nước...hoặc vớ vẩn như diễn viên A hôn vợ chưa cưới,dv B đổi xe,thí sinh thi HH kiện tụng,nhà văn nhà báo loay hoay với việc hậu trường-lời kia tiếng nọ về những câu nói quanh bàn rượu...
May quá,còn có được những thông tin bổ ích như video-clip về cô gái với cát trên You Tube.Tình yêu,hòa bình,chiến tranh,khổ đau,hạnh phúc...bao điều để suy ngẫm.
Cô gái 25 tuổi giỏi quá.tâm hồn cô thật cao quí !
May quá,còn có được những thông tin bổ ích như video-clip về cô gái với cát trên You Tube.Tình yêu,hòa bình,chiến tranh,khổ đau,hạnh phúc...bao điều để suy ngẫm.
Cô gái 25 tuổi giỏi quá.tâm hồn cô thật cao quí !
Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009
Nghe mưa
Đêm qua nằm nghe mưa rả rích,nghĩ ngợi lan man,sao thấy buồn thế.Nhớ hồi hơn mười tuổi,cạnh nhà có cụ Vệ Giải,khi đó cụ khoảng trên bảy mươi tuổi,sống một mình thui thủi trong gian nhà nhỏ xíu.Trong nhà có chiếc giường đơn,hũ gạo,hũ nước,bó củi,nắm rơm.Cụ đun nấu ngay trong nhà.
Cụ cao gầy,mái tóc bạc trắng,chân tay run rẩy,ít nói.Cụ thường ngồi bó gối,nhìn ra đường,đến trưa thổi niêu cơm nhỏ,ăn hai bữa.Thế chiến thứ nhất,cụ đi lính cho Pháp,lang bạt nơi trời Tây-tên cụ được gắn thêm chữ Vệ là vì thế.Vợ con cụ đều mất sớm,vì đói nghèo,vì bệnh dịch...Dân làng thường kể cụ ác với vợ con lắm.Không biết thực hư thế nào,chỉ thấy thương cụ tuổi già hiu quạnh.Có nhiều nguyên nhân để người ta không được sống tốt theo ý muốn,chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu,nên cũng đừng cố tìm hiểu làm gì-sau này mình mới nghĩ được như thế,còn khi đó,mình không tin là cụ là người ác.
Mình thường giúp cụ xách nước,đổ đầy hũ.Mỗi khi Thầy sai mang bát canh sang biếu cụ là mình thích lắm.Hình như cụ cũng rất vui khi mình chạy qua chạy lại.
Một hôm trời mưa rào kèm theo gió lớn.Chạy sang nhà cụ,thấy dột tứ tung,người lớn không có nhà,mình chạy đi rút rơm ,trèo lên cây sắn(ăn quả)vứt lên mái nhà cho cụ .vì còn bé,không biết là phải dọi (cho rơm theo từng lớp,từ dưới lên)thì mới hết dột.Nhưng cứ vứt bừa lên cũng đỡ dột nhiều.Ướt lướt thướt nhưng lòng vui vẻ.Mấy ngày sau ,các cháu cụ lợp lại mái nhà cho cụ.Mấy tháng cuối đời,cụ được các cháu(gọi cụ bằng chú)đón về nuôi-họ cũng nghèo,nhưng chăm sóc cụ chu đáo.
Đọc sách của bác Phùng Quán,cứ ngậm ngùi trước cuộc sống của cụ Nguyễn Hữu Đang khi bị quản chế ở Thái Bình.Dẫu biết những người như cụ Đang,hoàn cảnh không dễ gì bẻ gãy nghị lực sống ,nhưng cứ lẩn thẩn nghĩ:sao phận người mong manh thế.Vì cứ như thấy hình ảnh của cụ ĐANG trong cảnh mưa to ,nhà dột,giống như cụ Vệ Giải ngày nào.
Cứ trời mưa là lại mang mang buồn.
Cụ cao gầy,mái tóc bạc trắng,chân tay run rẩy,ít nói.Cụ thường ngồi bó gối,nhìn ra đường,đến trưa thổi niêu cơm nhỏ,ăn hai bữa.Thế chiến thứ nhất,cụ đi lính cho Pháp,lang bạt nơi trời Tây-tên cụ được gắn thêm chữ Vệ là vì thế.Vợ con cụ đều mất sớm,vì đói nghèo,vì bệnh dịch...Dân làng thường kể cụ ác với vợ con lắm.Không biết thực hư thế nào,chỉ thấy thương cụ tuổi già hiu quạnh.Có nhiều nguyên nhân để người ta không được sống tốt theo ý muốn,chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu,nên cũng đừng cố tìm hiểu làm gì-sau này mình mới nghĩ được như thế,còn khi đó,mình không tin là cụ là người ác.
Mình thường giúp cụ xách nước,đổ đầy hũ.Mỗi khi Thầy sai mang bát canh sang biếu cụ là mình thích lắm.Hình như cụ cũng rất vui khi mình chạy qua chạy lại.
Một hôm trời mưa rào kèm theo gió lớn.Chạy sang nhà cụ,thấy dột tứ tung,người lớn không có nhà,mình chạy đi rút rơm ,trèo lên cây sắn(ăn quả)vứt lên mái nhà cho cụ .vì còn bé,không biết là phải dọi (cho rơm theo từng lớp,từ dưới lên)thì mới hết dột.Nhưng cứ vứt bừa lên cũng đỡ dột nhiều.Ướt lướt thướt nhưng lòng vui vẻ.Mấy ngày sau ,các cháu cụ lợp lại mái nhà cho cụ.Mấy tháng cuối đời,cụ được các cháu(gọi cụ bằng chú)đón về nuôi-họ cũng nghèo,nhưng chăm sóc cụ chu đáo.
Đọc sách của bác Phùng Quán,cứ ngậm ngùi trước cuộc sống của cụ Nguyễn Hữu Đang khi bị quản chế ở Thái Bình.Dẫu biết những người như cụ Đang,hoàn cảnh không dễ gì bẻ gãy nghị lực sống ,nhưng cứ lẩn thẩn nghĩ:sao phận người mong manh thế.Vì cứ như thấy hình ảnh của cụ ĐANG trong cảnh mưa to ,nhà dột,giống như cụ Vệ Giải ngày nào.
Cứ trời mưa là lại mang mang buồn.
Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009
Tấm bia đá
Dạo này lão gia lại có tư tưởng hồi cố,rảnh lúc nào là vác máy ghi âm (loại của Tàu,mác Sony)lang thang khắp làng,hỏi chuyện các cụ già,những chuyện ngày xửa ngày xưa...hăm hở với dự tính khôi phục lại nét văn hóa của làng Trà ,tha thẩn nơi xóm núi,xóm chùa...tìm lại dấu cũ ,cảnh xưa.
Lão gặp tấm bia đá ở đồng Hương,bao năm được dùng lót đường qua chỗ lội.Đó là tấm bia dựng ở phủ Kiến Thụy,năm1945,trong khí thế hừng hực của CMT8,dân quân du kích đã đóng bè chuối kéo lên gần chân núi vứt bỏ.Hơn 60 năm qua,tấm bia "trơ gan cùng tuế nguyệt",dù lỗ chỗ vết đạn nhưng vẫn còn rõ chữ.mặt trước có chạm lưỡng long chầu nguyệt,có dòng chữ Pháp,chữ quốc ngữ,và chữ Hán.Mặt sau (nhiều) chữ Hán,có một vài chữ Pháp.Lão gặp anh Lượng-trưởng làng,đề xuất việc đưa về bảo quản,bởi biết đâu có những thông tin quí giá về quê hương nằm trong đó.Lão xin phép chính quyền xã ,báo cáo cả chủ tịch huyện.Các cấp đều đồng ý,chỉ không phê duyệt vào đơn và nói thẳng là không có kinh phí.Lão nhà mình vui vẻ bỏ tiền,nhờ Thành(Hảo)mượn thợ Tú Đôi chuyển bia về.Để ở Ủy ban xã-không được,gửi vào chùa không xong,nhà văn hóa thôn không cho để-với lý do liên quan đến thực dân phong kiến.Thế là lão đem về gửi nhà bà ngoại Khuê Khanh.
Dân làng đồn lão nhiều tiền lắm.(hì...hì...)
Hôm chủ nhật vừa rồi,giỗ bác Huy,Vũ-con bác Giá-đọc dòng chữ Pháp nói rằng đây là bia ghi công ơn của một người Pháp,nội dung nằm ở phần chữ Hán.
Tấm bia giờ được bảo quản,đang chờ người tìm hiểu về nó.Lão gia yên trí nhé.
Lão gặp tấm bia đá ở đồng Hương,bao năm được dùng lót đường qua chỗ lội.Đó là tấm bia dựng ở phủ Kiến Thụy,năm1945,trong khí thế hừng hực của CMT8,dân quân du kích đã đóng bè chuối kéo lên gần chân núi vứt bỏ.Hơn 60 năm qua,tấm bia "trơ gan cùng tuế nguyệt",dù lỗ chỗ vết đạn nhưng vẫn còn rõ chữ.mặt trước có chạm lưỡng long chầu nguyệt,có dòng chữ Pháp,chữ quốc ngữ,và chữ Hán.Mặt sau (nhiều) chữ Hán,có một vài chữ Pháp.Lão gặp anh Lượng-trưởng làng,đề xuất việc đưa về bảo quản,bởi biết đâu có những thông tin quí giá về quê hương nằm trong đó.Lão xin phép chính quyền xã ,báo cáo cả chủ tịch huyện.Các cấp đều đồng ý,chỉ không phê duyệt vào đơn và nói thẳng là không có kinh phí.Lão nhà mình vui vẻ bỏ tiền,nhờ Thành(Hảo)mượn thợ Tú Đôi chuyển bia về.Để ở Ủy ban xã-không được,gửi vào chùa không xong,nhà văn hóa thôn không cho để-với lý do liên quan đến thực dân phong kiến.Thế là lão đem về gửi nhà bà ngoại Khuê Khanh.
Dân làng đồn lão nhiều tiền lắm.(hì...hì...)
Hôm chủ nhật vừa rồi,giỗ bác Huy,Vũ-con bác Giá-đọc dòng chữ Pháp nói rằng đây là bia ghi công ơn của một người Pháp,nội dung nằm ở phần chữ Hán.
Tấm bia giờ được bảo quản,đang chờ người tìm hiểu về nó.Lão gia yên trí nhé.
Thứ Tư, 7 tháng 10, 2009
Nhan sắc làng Trà
Khi viết về miền đất Tuyên Quang,nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường -người có biệt tài đặt tựa bài viết-đã dùng ba chữ hết sức ấn tượng:Miền gái đẹp.Vì thế,chỉ dám có một đôi điều về nhan sắc ở làng quê yêu dấu của mình-nơi một thời nổi tiếng với danh xưng:Trà Phương Công chúa
Ngọn núi Trà có hang Bà chúa Thao,hang Bà chúa Phấn.Đứng trên đỉnh núi,nhìn xuống cánh đồng,nơi hai cánh núi ôm vào lòng,thấy hình gương, lược .Gương hình tròn,lược vòng cung,ôm lấy gương...Những tên gọi,hình ảnh gợi lên nhan sắc của miền quê.
Người đẹp nhất làng Trà không ai khác,chính là Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Toản-vợ vua Mạc Đăng Dung.Hơn bốn trăm năm đã trôi qua,dấu ấn về vẻ đẹp của bà còn lưu lại trên bức tượng bằng đá hiện đang được phụng thờ ở chùa Trà Phương (Thiên Phúc tự)-ngôi chùa bà đã tôn tạo ,đem lại cho nó dấu ấn lịch sử của những tháng năm vừa huy hoàng vừa bi ai,còn bao điều ẩn mật...vẻ đẹp ấy còn lưu lại cho bao thế hệ cháu con,tiếp nối qua bao đời,góp phần tạo dựng niềm kiêu hãnh cho người con gái làng Trà,dù kín đáo đến mấy cũng lấp lánh mắt cưòi khi nghe lời ca tụng:đúng là con gái Trà Phương .
Từ lúc biết ngắm mình trong chậu nước,đã lắng nghe những câu chuyện về nhan sắc.Đẹp như cụ Xoa,cụ Bế,cụ Khoả(các cụ được gọi theo tên con gái đầu.)cụ Rĩnh...những người
nếu còn cũng đã trên trăm tuổi.Đẹp như cô Xoa ,bá Bê,như các chị Diễn,Thê,Hảo ,Nguyên
Tề...như các em các cháu Liễm,Linh,Lanh,Lán,Lễ,Xuyên,Liễu,Điệp,Tuyến...Mỗi người một nét riêng,góp phần làm nên vẻ đẹp làng Trà
Núi bị nổ mìn ,phá đá;ruộng bị chia năm sẻ bảy,giếng núi-nguồn nước ngọt cho người con gái làn da trắng,mái tóc dài-đã bị bỏ hoang;không còn hang bà Chúa,không còn gương, lược....Con gái làng Trà không còn đẹp như xưa.
Chỉ còn lại tâm hồn trong trẻo.
Ngọn núi Trà có hang Bà chúa Thao,hang Bà chúa Phấn.Đứng trên đỉnh núi,nhìn xuống cánh đồng,nơi hai cánh núi ôm vào lòng,thấy hình gương, lược .Gương hình tròn,lược vòng cung,ôm lấy gương...Những tên gọi,hình ảnh gợi lên nhan sắc của miền quê.
Người đẹp nhất làng Trà không ai khác,chính là Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Toản-vợ vua Mạc Đăng Dung.Hơn bốn trăm năm đã trôi qua,dấu ấn về vẻ đẹp của bà còn lưu lại trên bức tượng bằng đá hiện đang được phụng thờ ở chùa Trà Phương (Thiên Phúc tự)-ngôi chùa bà đã tôn tạo ,đem lại cho nó dấu ấn lịch sử của những tháng năm vừa huy hoàng vừa bi ai,còn bao điều ẩn mật...vẻ đẹp ấy còn lưu lại cho bao thế hệ cháu con,tiếp nối qua bao đời,góp phần tạo dựng niềm kiêu hãnh cho người con gái làng Trà,dù kín đáo đến mấy cũng lấp lánh mắt cưòi khi nghe lời ca tụng:đúng là con gái Trà Phương .
Từ lúc biết ngắm mình trong chậu nước,đã lắng nghe những câu chuyện về nhan sắc.Đẹp như cụ Xoa,cụ Bế,cụ Khoả(các cụ được gọi theo tên con gái đầu.)cụ Rĩnh...những người
nếu còn cũng đã trên trăm tuổi.Đẹp như cô Xoa ,bá Bê,như các chị Diễn,Thê,Hảo ,Nguyên
Tề...như các em các cháu Liễm,Linh,Lanh,Lán,Lễ,Xuyên,Liễu,Điệp,Tuyến...Mỗi người một nét riêng,góp phần làm nên vẻ đẹp làng Trà
Núi bị nổ mìn ,phá đá;ruộng bị chia năm sẻ bảy,giếng núi-nguồn nước ngọt cho người con gái làn da trắng,mái tóc dài-đã bị bỏ hoang;không còn hang bà Chúa,không còn gương, lược....Con gái làng Trà không còn đẹp như xưa.
Chỉ còn lại tâm hồn trong trẻo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)