Đêm qua nằm nghe mưa rả rích,nghĩ ngợi lan man,sao thấy buồn thế.Nhớ hồi hơn mười tuổi,cạnh nhà có cụ Vệ Giải,khi đó cụ khoảng trên bảy mươi tuổi,sống một mình thui thủi trong gian nhà nhỏ xíu.Trong nhà có chiếc giường đơn,hũ gạo,hũ nước,bó củi,nắm rơm.Cụ đun nấu ngay trong nhà.
Cụ cao gầy,mái tóc bạc trắng,chân tay run rẩy,ít nói.Cụ thường ngồi bó gối,nhìn ra đường,đến trưa thổi niêu cơm nhỏ,ăn hai bữa.Thế chiến thứ nhất,cụ đi lính cho Pháp,lang bạt nơi trời Tây-tên cụ được gắn thêm chữ Vệ là vì thế.Vợ con cụ đều mất sớm,vì đói nghèo,vì bệnh dịch...Dân làng thường kể cụ ác với vợ con lắm.Không biết thực hư thế nào,chỉ thấy thương cụ tuổi già hiu quạnh.Có nhiều nguyên nhân để người ta không được sống tốt theo ý muốn,chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu,nên cũng đừng cố tìm hiểu làm gì-sau này mình mới nghĩ được như thế,còn khi đó,mình không tin là cụ là người ác.
Mình thường giúp cụ xách nước,đổ đầy hũ.Mỗi khi Thầy sai mang bát canh sang biếu cụ là mình thích lắm.Hình như cụ cũng rất vui khi mình chạy qua chạy lại.
Một hôm trời mưa rào kèm theo gió lớn.Chạy sang nhà cụ,thấy dột tứ tung,người lớn không có nhà,mình chạy đi rút rơm ,trèo lên cây sắn(ăn quả)vứt lên mái nhà cho cụ .vì còn bé,không biết là phải dọi (cho rơm theo từng lớp,từ dưới lên)thì mới hết dột.Nhưng cứ vứt bừa lên cũng đỡ dột nhiều.Ướt lướt thướt nhưng lòng vui vẻ.Mấy ngày sau ,các cháu cụ lợp lại mái nhà cho cụ.Mấy tháng cuối đời,cụ được các cháu(gọi cụ bằng chú)đón về nuôi-họ cũng nghèo,nhưng chăm sóc cụ chu đáo.
Đọc sách của bác Phùng Quán,cứ ngậm ngùi trước cuộc sống của cụ Nguyễn Hữu Đang khi bị quản chế ở Thái Bình.Dẫu biết những người như cụ Đang,hoàn cảnh không dễ gì bẻ gãy nghị lực sống ,nhưng cứ lẩn thẩn nghĩ:sao phận người mong manh thế.Vì cứ như thấy hình ảnh của cụ ĐANG trong cảnh mưa to ,nhà dột,giống như cụ Vệ Giải ngày nào.
Cứ trời mưa là lại mang mang buồn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét