Nô-en năm trước ,mình và bọn trẻ thi nhau gửi lời chúc mừng tới gia đình bà chị .Bác Uy trịnh trọng nhắn tin. Năm nay mình chắc mọi người vẫn nhớ . Không hiểu tồng chí Thông Cào có nghĩ lại .Tinh thần Thiên Chúa thật cao cả .
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010
Nô-en
Bà chị lấy chồng, gia đình anh rể trước năm 1954 theo Công giáo, sau lại thôi , khoảng đầu thập kỉ 90 TK trước, anh rể lại theo. (nhà anh rể có bà mẹ đi chùa , anh trai và chị dâu theo đạo con anh chị ấy và gia đình em trai em gái lại không theo CG ).Bà chị phân vân mãi , cuối cùng tết năm 2009 đi xưng tội , trở thành người theo Thiên chúa giáo . Tồng chí Thông Cào có vẻ không bằng lòng .Ô hay , tự do tín ngưỡng . Bác Uy không nói gì . Ngọt Kha thì tán thành, vì thấy bà chị mộ đạo . Hóa ra chị mình còn mộ đạo hơn cả những người khác trong gia đình.Có gì đâu , bản thân bà chị bao giờ cũng sống theo tinh thần Thiên Chúa , luôn yêu thương mọi người.
Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010
Cáo Tiên
Những người trong gia tộc từ 20 tuổi trở lên đều biết mình có tên gọi ở nhà là Cáo. Nghe bu kể lại , lúc mới sinh , mình bé tí xíu , nhăn nhúm , xấu xí...(lạy giời, khi ấy thầy đã năm mươi, bu đã bốn hai tuổi , con thành người đã là may lắm ). Giai thoại thứ nhất : Bà cụ Khuể , mẹ vợ bác Trác, ra thăm , thấy mình , thốt lên :trông như con cáo ấy nhỉ . Chết tên từ đó chăng .Giai thoại thứ hai :tồng chí Thông ngày bé luôn nghịch như con cào cào, được gọi là Cào . Thằng anh Cào , con em Cáo-hợp lý!
Trong nhà , dù ít tuổi , nhưng mình ở vai cao phết . Là cô , dì ...một loạt các tồng chí hơn mình từ năm đến mười tuổi . Là em các anh chị ( con các bác) hơn mình hai ba mươi tuổi là thường. Vì thế , chỉ có các anh chị gọi mình là Cáo , còn các tồng chí cháu chỉ dám gọi sau lưng . Chiện ! tớ đánh cho bỏ xừ ấy chứ , không cũng lườm cho rát mặt .Ti nhiên , gọi thường xuyên , gọi trong mọi hoàn cảnh , dù lễ tết , cưới xin , ma chay...cô Cáo , cô Cáo...chỉ có bác Tế trai. Thỉnh thoảng , ông anh còn lịch sự hỏi mình:cô có tự ái không ? Không ạ - được !
Giỗ Tổ năm nay mình về muộn một chút vì bận công việc .Mỗi năm lại vắng một hai người- các anh chị đều xấp xỉ tám mươi hoặc hơn thế . Có người đã về với tổ tiên , có người sức khỏe yếu. Mình không ngồi cùng mâm với mấy bà chị già nữa , ngồi với đội nhà bếp :Hương Trí (hiệu trưởng đã về hưu nửa năm ) Lợi Hữu , Nguyệt ,Lễ , Hội...các bà nội bà ngoại cả rồi.
Ăn xong , lên nhà chào các anh chị , trò chuyện một lát rồi đi. Bác Tế trai cầm tay , nói với mọi người :nó là cô Cáo , nhưng là Cáo Tiên .Giời ạ , hơn nửa cuộc đời , chưa bao giờ có lời khen nào làm mình hớn hở đến thế , (dù sống mũi có cay cay một tẹo )
Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010
Nhớ lớp 7c Đa Phúc(3))
Thầy Trới chủ nhiệm lớp,dạy môn Văn,bồi dưỡng đội tuyển Văn .Gia đình thầy sống ở căn gác hai phố Lê Chân , cạnh hiệu thuốc cam có biển hiệu con cóc.Trong cuộc đời học sinh , mình luôn yêu quí, kính trọng các thầy cô , nhưng có bốn người có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc học tập cũng như niềm say mê nghề nghiệp (sau này ) của mình , đó là :thầy Lập dạy lớp 4 , cô Oanh dạy toán-chủ nhiệm lớp 6 ,thầy Trới lớp 7 và cô Nga lớp cuối cấp-lớp 10.
Dạy chính khóa , thầy mặc sơ mi , quần Âu , nhưng dạy bồi dưỡng thì thầy chỉ mặc bộ quần áo ta màu nâu.Thầy ở cùng thầy Lý- người Hà Nội . Khu tập thể chỉ là dãy nhà tường đất ,thấp , mái lợp ngói , rui mè bằng tre,các phòng ngăn cách bởi tấm phên cót - các thầy cứ rút làm đóm hút thuốc nên có những chỗ trống hoác.Thương mình còn bé mà đã xa nhà , thầy và thầy Ích thỉnh thoảng lại cho mình lên Kiến An xem phim .Các thầy uống cà phê ở cửa hàng Ngã Năm thì thể nào mình cũng được ăn kem . Có lần hai thầy hỏi mình có muốn uống cà phê không , mình có làm hai thầy cười ngất.Đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình biết mùi vị cà phê.Thời ấy , có cái túi xách 2đồng 7(giá tiền) là cả một niềm hãnh diện. Mình dành tiền học bổng , rụt rè nhờ thầy về phố mua giúp một cái .Thầy mua cho mình hẳn cái túi 3đ2 Túi hình thang ngược ,màu trắng/xanh nước biển, có hình con thuyền nhỏ nổi trên thân túi.Cho đến tận bây giờ , với mình , đó là cái túi đẹp nhất.
Thầy dạy nhiệt tình.Có lần , nhóm Văn mải đi mua me ,khế về muộn , thầy vẫn đợi để dạy . Bọn trò còn cố tình ăn trong giờ học để thày có nhìn thấy thì tứa nước miếng mà không dạy được.mình luôn dẫn đầu ,thi thành phố hai vòng đều nhất nên thầy vui lắm.Ngày thầy dẫn đi tập huấn để thi hsg miền Bắc , mình đi xe đạp thiếu nhi Liên Xô của anh Uy sang Hải phòng . Mình xuống dốc cầu Niệm , lao vun vút . Thầy tái xanh mặt mũi , nói con ơi , tao tưởng phen này mày chết, sao mày liều thế . Mình hoảng hồn , vì lần đầu tiên đi xe , xuống dốc .Và sau đó thì chỉ đi bộ cho an toàn.
Thầy cho mình mượn nhiều sách để đọc. nhớ nhất là cuốn của I-li a Ê-ren -bua và cuốn "và cây đời mãi mãi xanh tươi " của Xuân Diệu.Ảnh hưởng niềm say mê sách của thầy nên sau này , thấy một thầy dạy văn có duy nhất một cuốn sách thì mình có vẻ không tin tưởng.(Sám hối vì sau này mình mới biết thầy nghèo quá)
Thỉnh thoảng mình đến thăm thầy .Thầy cùng cả gia đình đã chuyển về khu nhà mới ở ngõ 261 Trần Nguyên Hãn.Mấy năm trước ,còn khỏe ,thầy vẫn đạp xe sang Kiến An thăm thầy Ích
Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010
Nhớ lớp 7c Đa Phúc(2)
Xa nhà,hai tháng đầu , mình ở cùng cô Hoàng Hương Châu và cô Chuyên ở khu tập thể của các thầy cô ngay trong trường.Ăn cơm tập thể , các cô báo cho mình nửa suất tức là chỉ mất một hào rưỡi một bữa ăn.Cuối tuần đi bộ về nhà, cách gần chục cây số.Cô Châu người Hà Nội,hay dẫn mình đến xưởng sửa chữa ô tô gần đó chơi với mấy người bạn của cô.Mấy tuần sau , cô chuyển đi đến trường cấp ba Tiên Lãng,đến tận bây giờ,mình vẫn chưa gặp lại cô.Thỉnh thoảng cô Chuyên lại dẫn mình đến nhà chú Thức chơi.chú Thức có bà mẹ già bị bệnh liệt rung , nhà có vườn chuối,có cây khế cổ thụ.Chú dạy ở trường Đại học tại chức.Cô chú yêu nhau thắm thiết.Ngày cô cưới chồng,mình buồn nhất .Các thầy gửi mình vào nhà chị Bé,ở cùng Đót
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010
Nhớ lớp 7c-Đa Phúc
Năm học 1971-1972 mình học tại trường cấp hai Đa Phúc-An Thụy.Những năm ấy,mỗi khu phố(giờ là quận),huyện ngoại thành có lớp chuyên toán,chuyên văn-thường là lớp bảy-cuối cấp hai-đặt tại một trường có phong trào "Dạy tốt-học tốt".Học sinh của các lớp này được tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố,có giải cao sẽ được chọn thi HSG miền Bắc.
Cả hai lớp Văn và toán học chung bài theo chương trình chính khóa buổi sáng,chiều học riêng theo chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.Thầy Bùi Công Trới chủ nhiệm,dạy Văn,thầy Phan Khắc Ích dạy Toán.Lớp văn ,nhớ có Khúc Thanh Tâm quê ở An Tiến,chị Băng quê Bát Trang(nay thuộc An Lão)Bùi Đức Thau-ở Kiến Quốc,Nguyễn Thị Đót ở Hàng Kênh sơ tán về Đa Phúc,chị Bé -quê gốc ĐP và mình.Không biết có còn ai ở lớp văn?Lớp toán nhớ có Minh ,Khỏe ,Sênh,anh Ép,Vũ Lệnh Bích,Đào,Phòng,Hà.Còn ai nữa nhỉ?
Tự nhiên thấy bùi ngùi nhớ các bạn.
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010
Thư vùng lũ
Chiều nay đến THCS Ngô Quyền ,Thúy đưa cho xem lá thư của emDương Thị Linh Đan,học sinh lớp 5A,trường Tiểu học Tượng Sơn,Thạch Hà,Hà Tĩnh.Thư bày tỏ tình cảm biết ơn với thầy cô giáo và các bạn học sinh trường Ngô Quyền đã sẻ chia,giúp đỡ với thầy trò trường Tượng Sơn,sau những ngày bão lũ.Thư mộc mạc"...chính chiếc áo em đang mặc trên người cũng là của một bạn nào đó gửi tặng".Chị Thư nói,có đến tận nơi mới thấu hiểu khó khăn của đồng đội và học sinh vùng sâu ,xa,trong túi còn bao nhiêu tiền,chị cũng dốc ra gửi lại hết.quà cứu trợ được nâng niu ,trân trọng.Tình người vẫn ấm áp,cho dù đây đó việc cứu trợ bị lợi dụng,bị buông lỏng.Mình vẫn thích cách cứu trợ trực tiếp.Thích cách các thầy cô giáo trường Ngô Quyền đã làm:sách vở,quần áo,tiền...hai xe đầy,trao trực tiếp.Thích cả cách các thầy cô gửi tặng những bộ áo dài,bộ com lê,gọi đùa là hàng "víp" để góp phần làm đẹp cho đồng nghiệp của mình.
Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010
Chúc mừng con trai
Hôm nay Nguyễn Công Thuỵ Khuê bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ Triết học với 9.2 điểm,sau gần ba tiếng trình bày ,phản biện.Chúc mừng con,cảm ơn Hằng vàPhượng Thư đã đem đến cho con niềm hạnh phúc của một gia đình nhỏ tràn đầy tình yêu thương.Em Khanh đang mải miết bên các cô Hoa hậu ở Tuần Châu ,nên không chụp ảnh cho con được.Khanh có tấm vé đêm CK-HHVN,mẹ bảo dành tặng Huyền.Bố mẹ sẽ lên Thái Nguyên vào cuối tuần,gặp các con và Phượng Thư ở nhà bà ngoại của bé.Cảm ơn bà ngọại PT rất nhiều vì đã hết lòng chăm lo cho con cháu.Kết quả của con hôm nay có được là có nhiều công của bà ngoại PT.Thế là nhà ta có hai thạcsĩ Triết học-và nhà mẹ Phụng cũng vậy.
Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010
Đầm sen
Khu đầm sau nhà bác Tế ngập nước quanh năm,bùn thục nhuyễn ngang người.Những hộ được chia để cày cấy muốn cho thuê lại trong 10 năm,với giá 1 triệu đồng-một sào(360m2).Bàn với Thành Hảo,mấy dì cháu chung nhau thuê 1 mẫu,thả sen.Chỉ cần dọn cỏ,ương sen,làm một cái chòi nhỏ giữa đầm.Sen lên,lá xanh,hoa đỏ,hoa trắng,cá tự nhiên bơi nhởn nhơ...Đắp cái hỏa lò,bỏ than củi để nướng cá vừa câu,hũ rượu để góc lều,niêu cơm nhỏ vần trên bếp.Một cái giỏ treo bên vách,để ai đến chơi,ăn cơm,nghỉ lại ,tự giác bỏ chút tiền còm vào đó...
Nếu không thế,tiền đâu mua rượu cho các vị?
Phượng.
Sau bài hát rồi anh lặng im-cái lặng im rực màu hoa đỏ-sau bài hát rồi em như thể-em của thời hoa đỏ ngày xưa...
Thơ bác Thanh Tùng vẫn hay như cách đây hơn ba mươi năm từng đọc.Cảm xúc thì lại khác.không bồi hồi đến mức muốn sẻ chia niềm xúc cảm với một ai đó.cũng không lãng đãng mơ màng...Chỉ ngoái nhìn những ngày tháng qua,không buồn,không vui.
Già thật rồi sao?
Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010
Lan man vơ vẩn.
Ngày âm u,không nắng không mưa.ai cũng kêu mỏi mệt.Đang hanh,sang nồm,lại hanh...gió đông rồi gió bấc.Qua một tháng vất vả vì công việc,dừng lại,thấy rã rời.cơ quan người về,người đi...Em Chín bảo mình may mắn vì không bị cuốn vào vòng xoáy của việc thay đổi công việc,của sự "lên-xuống".Ừ,đấy là sự lựa chọn cho cuộc sống mong mỏi sự bình an của mình.Làm tốt phần việc của mình ,chẳng báo công,không ganh tị...
Nhưng sao cứ thấy đất trời u ám.
Mọi người nhờ việc gì mình cũng cố làm hết sức trong khả năng.không được như ý,họ buông lời trách móc-chỉ thấy buồn cười-vì sự lầm tưởng mình có khả năng cao hơn thế.
Bao việc định làm mà chưa sắp xếp được thời gian:buồn cười vì sự tất bật của chính mình.
Và buồn cười hơn cả là người cứ buồn buồn khi trời u ám.
Lại nhớ bác Ma Văn Kháng có truyện ngắn:Thanh minh-trời trong sáng.có người phụ nữ sống với những niềm vui của mình-một cuộc sống mạnh mẽ,tràn đầy tình yêu thương.
Ba ngày nữa là Thanh minh.
Nhưng sao cứ thấy đất trời u ám.
Mọi người nhờ việc gì mình cũng cố làm hết sức trong khả năng.không được như ý,họ buông lời trách móc-chỉ thấy buồn cười-vì sự lầm tưởng mình có khả năng cao hơn thế.
Bao việc định làm mà chưa sắp xếp được thời gian:buồn cười vì sự tất bật của chính mình.
Và buồn cười hơn cả là người cứ buồn buồn khi trời u ám.
Lại nhớ bác Ma Văn Kháng có truyện ngắn:Thanh minh-trời trong sáng.có người phụ nữ sống với những niềm vui của mình-một cuộc sống mạnh mẽ,tràn đầy tình yêu thương.
Ba ngày nữa là Thanh minh.
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010
Hoa đào
Lập xuân rồi nhưng trời nắng nóng,khiến quất ,đào héo rũ,úa tàn.Người trồng đào mất vụ Tết,người chơi đào cũng bứt rứt trong người,mua sớm thì mới 27,28 hoa đã nở,mua muộn thì vớ phải đào bị"cầm"-nụ cứ chúm chím,không chịu nở ,rồi quắt lại-mua thêm sự bực mình.
Nhà mình năm nay không mua đào.Mua một chậu đỗ quyên đỏ thắm.Hắn ông nội chiều cháu,cho cháu nhoai người,với tay đập vào hoa,hoa rung rinh,cánh rơi lả tả,ông cười,cháu cười,chỉ mụ bà nội là xót hoa.Và đỗ quyên vẫn không phải là đào.
Hôm nay đã là 13 tháng giêng.Qua mụ Huyền(Vũ),mụ có mấy cành đào dại cắm trong cái lọ nhỏ xíu.Đẹp không?Đẹp.Khoe mụ:góc vườn nhà tớ,cây đào chưa rụng hết lá,nở bông đầu tiên,đẹp sững sờ.Sao không vặt lá trước?Không ạ.Em để tự nhiên ạ.
Bác Thông Cào hoài niệm về vườn đào của Thày.Bác làm sao nhớ hết được về vườn đào nhà mình như em.Có năm cây đào(lọai ăn quả nhé-gọi là đào ta).Thày chăm đào từ lúc mới chỉ là mầm cây nhỏ xíu.Khi cây ra hoa lượt đầu,bói quả,sau khi thu hoạch mới tỉa bớt cành.Cây để mọc tự nhiên,không uốn vặn nên cành đào dáng đẹp,khoẻ khoắn.Lúc những nụ hoa bắt đầu lấp ló,Thày lấy vôi viết chữ to tướng lên tường:không xin cành đào.không cho cành đào.miễn xin đào.các cành cây cũng lủng lẳng,phấp phới các mảnh giấy có nội dung tương tự.Thế là năm cây đào cứ tự do khoe sắc dưới sự bảo vệ tuyệt đối của người tôn thờ vẻ đẹp tự nhiên,người có phẩm chất của một nghệ sĩ hơn là một người nông dân.Đẹp đến mức không nên miêu tả.Chỉ biết màu hoa đào tươi thắm là cả mùa Xuân rồi.
Đào đẹp suốt cả tháng giêng.Tết Đoan ngọ,quả đào đủ độ chín để "giết sâu bọ" .có lần,mình vặt trộm mấy quả mang cho mụ Tươi,cuộn trong tờ báo.chạy chéo qua sân,đào rơi,Thày gọi lại:đào rơi rồi con ơi.Bẽn lẽn,mình quay lại nhặt đào,mừng vì không bị mắng.
Khi chớm biết yêu,cứ hậm hực mãi vì mấy dòng chữ cấm xin đào của Thày,vì sĩ diện với bọn con trai.
Bao giờ không phải vất vả ngược xuôi vì những ràng buộc áo cơm,vì những lo lắng trong những mối quan hệ công việc,tình cảm...mình sẽ lại trồng năm cây đào,và treo biển"cấm xin đào".
Nhà mình năm nay không mua đào.Mua một chậu đỗ quyên đỏ thắm.Hắn ông nội chiều cháu,cho cháu nhoai người,với tay đập vào hoa,hoa rung rinh,cánh rơi lả tả,ông cười,cháu cười,chỉ mụ bà nội là xót hoa.Và đỗ quyên vẫn không phải là đào.
Hôm nay đã là 13 tháng giêng.Qua mụ Huyền(Vũ),mụ có mấy cành đào dại cắm trong cái lọ nhỏ xíu.Đẹp không?Đẹp.Khoe mụ:góc vườn nhà tớ,cây đào chưa rụng hết lá,nở bông đầu tiên,đẹp sững sờ.Sao không vặt lá trước?Không ạ.Em để tự nhiên ạ.
Bác Thông Cào hoài niệm về vườn đào của Thày.Bác làm sao nhớ hết được về vườn đào nhà mình như em.Có năm cây đào(lọai ăn quả nhé-gọi là đào ta).Thày chăm đào từ lúc mới chỉ là mầm cây nhỏ xíu.Khi cây ra hoa lượt đầu,bói quả,sau khi thu hoạch mới tỉa bớt cành.Cây để mọc tự nhiên,không uốn vặn nên cành đào dáng đẹp,khoẻ khoắn.Lúc những nụ hoa bắt đầu lấp ló,Thày lấy vôi viết chữ to tướng lên tường:không xin cành đào.không cho cành đào.miễn xin đào.các cành cây cũng lủng lẳng,phấp phới các mảnh giấy có nội dung tương tự.Thế là năm cây đào cứ tự do khoe sắc dưới sự bảo vệ tuyệt đối của người tôn thờ vẻ đẹp tự nhiên,người có phẩm chất của một nghệ sĩ hơn là một người nông dân.Đẹp đến mức không nên miêu tả.Chỉ biết màu hoa đào tươi thắm là cả mùa Xuân rồi.
Đào đẹp suốt cả tháng giêng.Tết Đoan ngọ,quả đào đủ độ chín để "giết sâu bọ" .có lần,mình vặt trộm mấy quả mang cho mụ Tươi,cuộn trong tờ báo.chạy chéo qua sân,đào rơi,Thày gọi lại:đào rơi rồi con ơi.Bẽn lẽn,mình quay lại nhặt đào,mừng vì không bị mắng.
Khi chớm biết yêu,cứ hậm hực mãi vì mấy dòng chữ cấm xin đào của Thày,vì sĩ diện với bọn con trai.
Bao giờ không phải vất vả ngược xuôi vì những ràng buộc áo cơm,vì những lo lắng trong những mối quan hệ công việc,tình cảm...mình sẽ lại trồng năm cây đào,và treo biển"cấm xin đào".
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2010
Về quê ăn Tết
Được nghỉ Tết 11 ngày nên ai cũng thấy thoải mái.Quê gần nên đi lại cũng đỡ vất vả.Bác Quân lên đường về Nghệ An ăn Tết theo lệ thường,bác Thuỷ bảo có hơi tủi thân một chút nhưng vì đó là việc thường niên rồi nên không băn khoăn lắm.Mình bảo:chị độc chiếm 350 ngày rồi nhé.Bác Quân sống giản dị,yêu chữ nghĩa,có cốt cách người miền Trung:khảng khái,sống nghĩa tình.Quí nhất việc hàng năm về quê ăn Tết.Có năm,vừa làm nhà xong,tiền nong thiếu hụt,bác ở lại đón Xuân ở HP,thấy bác ưu tư ,phảng phất nét không vui.Đã thành quen,cứ đến ngày nghỉ Tết ,gặp bác Thuỷ là mình hỏi thăm:bác Quân về quê chưa?Bác Thuỷ bảo:chỉ có cô là tán thành việc ấy.Mình cười .
Hiểu vì sao hai bác sống hạnh phúc,bốn đứa trẻ nhà bác học giỏi,được trọng dụng trong công việc.
Hiểu vì sao hai bác sống hạnh phúc,bốn đứa trẻ nhà bác học giỏi,được trọng dụng trong công việc.
Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010
Tết !
Bánh chưng:nhà KhaNgọt 8cái,QuânThuỷ 6,SơnDịu 3,các nhà còn lại 18=35.Thuỷ phụ trách đỗ thịt và chất lượng.Thoa Quỳnh gạo lá lạt.
Giò chả mỗi loại 10.Ngọt nhé.Giết 1 con lợn.
Vui.
Giò chả mỗi loại 10.Ngọt nhé.Giết 1 con lợn.
Vui.
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010
Sợ nhàn.
Tồng chí ThôngCào quyết dứt công việc,gia đình,vợ con...dành hẳn một tuần lễ về với bu.Bu tồng chí năm nay mới 93 tuổi,sức khoẻ thì bình thường như các bà mẹ được trời ban chữ THỌ,trí tuệ vẫn minh mẫn,có thể trả lời tất cả các câu hỏi của tồng chí Kha về chuyện làng quê từ ngày xưa xửa.Như tất cả những người phụ nữ nông thôn biết mình thừa khôn ngoan,chịu thiệt thòi vì không được học hành ,bu tồng chí bao giờ kết thúc câu chuyện cũng bằng câu:tôi dốt lắm.
Thử tìm lí do cho quyết định sáng suốt của tồng chí Thôngcào.
1.Tồng chí đã trả xong nợ ngôi nhà (trả góp bằng vàng)ở quận Bình chánh.(vứn đề kinh tế!)
2.Gái CÔCA đã vào Đại học.(vứn đề văn hoá-bằng cấp trong nhà đã tạm ổn)
3.Giật mình khi thấy bu đã già,mà mình lại cứ mải mê ở phương trời xa lạ.(Hay là đọc câu thơ của Đồng Đức Bốn:Trở về với mẹ ta thôi...)(vứn đề tình cảm-vốn rất phong phú ở TC)
4.Và một số lí do khác nữa(ví dụ:tái tạo trượng phu ...tớ có quê...tớ có mẹ già...)(vứn đề gia đình và xã hội)
Cho dù chỉ vì một hay vì tất cả các lí do nói trên ,việc TC thong thả tận hưởng cái rét,mưa dầm gió bấc,ăn su hào luộc thoả thích...ở bên cạnh bu...đã là niềm vui của cả nhà .
Nhưng sao TC có vẻ bứt rứt không yên?Bằng chứng:loay hoay quét nhà,tranh rửa bát với các cháu Hằng Hà,đi nhấp nhổm,ngồi không nóng chỗ,ngủ muộn,dậy sớm,không dám ra ngoài vùng phủ sóng(có qui định sẵn)
Lại phải tìm lí do.Nhưng có vẻ khó.Lí do duy nhất mình tìm được,đó là TC "sợ nhàn"
Thử tìm lí do cho quyết định sáng suốt của tồng chí Thôngcào.
1.Tồng chí đã trả xong nợ ngôi nhà (trả góp bằng vàng)ở quận Bình chánh.(vứn đề kinh tế!)
2.Gái CÔCA đã vào Đại học.(vứn đề văn hoá-bằng cấp trong nhà đã tạm ổn)
3.Giật mình khi thấy bu đã già,mà mình lại cứ mải mê ở phương trời xa lạ.(Hay là đọc câu thơ của Đồng Đức Bốn:Trở về với mẹ ta thôi...)(vứn đề tình cảm-vốn rất phong phú ở TC)
4.Và một số lí do khác nữa(ví dụ:tái tạo trượng phu ...tớ có quê...tớ có mẹ già...)(vứn đề gia đình và xã hội)
Cho dù chỉ vì một hay vì tất cả các lí do nói trên ,việc TC thong thả tận hưởng cái rét,mưa dầm gió bấc,ăn su hào luộc thoả thích...ở bên cạnh bu...đã là niềm vui của cả nhà .
Nhưng sao TC có vẻ bứt rứt không yên?Bằng chứng:loay hoay quét nhà,tranh rửa bát với các cháu Hằng Hà,đi nhấp nhổm,ngồi không nóng chỗ,ngủ muộn,dậy sớm,không dám ra ngoài vùng phủ sóng(có qui định sẵn)
Lại phải tìm lí do.Nhưng có vẻ khó.Lí do duy nhất mình tìm được,đó là TC "sợ nhàn"
Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010
Đọc sách
Những cuốn sách ám ảnh mình từ hồi còn nhỏ xíu.Điều may mắn nhất là được nuôi dưỡng trong một không gian làng quê hiền hoà,Thầy là người có chữ nghĩa,đam mê đọc sách báo.Đam mê ấy truyền cho các con,các cháu-những đứa cháu nội ngoại của ông,đứa nào được sống gần ông đều bộc lộ rõ điều này.Thầy đặt thường xuyên báo Nhân dân,Khoa học và Đời sống,hoạ báo Liên xô và hb Trung quốc.Bây giờ báo chí mới nhiều thế chứ ngày xưa,thông tin một chiều,có được mấy tờ báo đó cũng phần nào hình dung những gì đang diễn ra ở VN,TQ,LX-dù tin tức đưa ra theo định hướng-nhất là khi LX,TQ mâu thuẫn với nhau.Nhớ nhất những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên,con người ở hai đất nước rộng lớn này.cảnh Thanh Đảo tươi đẹp,hoa mẫu đơn,hội hoạ cổ điển...là những hình ảnh ấn tượng mãi.Hoạ báo TQ có số chuyên đề về Campuchia,hình ảnh bà hoàng MônicXihanúc đứng ở AngkorWát trong hoàng hôn đẹp mê hồn.(trong bữa cơm trưa ở Siêmriệp-mắt mình đỏ hoe-mọi người tưởng có việc gì,thực ra là mình nhớ Thày,nhưng mình không giải thích)
Mình biết đọc sớm,đựơc đi học sớm một tuổi.Tinh tướng từ nhỏ.Mỗi khi ông giáo Trai,ông giáo Dụng vào chơi với Thày là mình lại đem cuốn sách Vỡ lòng ra bờ hè ngồi đọc ông ổng từ đầu chí cuối,được khen đọc giỏi mới cất sách đi chơi.Đó là cuốn sách đầu tiên.
Rồi đọc Tây du kí,Tam quốc diễn nghĩa...nhưng lại nhớ nhất cuốn Thanh Xuân-ba tập của văn học LX,tác giả là M.Bôi-sen-cô.hình như hồi ấy mới học lớp hai.
Thầy giao cho chăn năm con vịt con.Đọc KHÔNG GIA ĐÌNH,vịt rạch dưới vạt muống mọc kín mặt cừ(kênh,mương)đi mất.Sợ quá,chui gầm giường thím Chung để trốn.Đến tối,chị Khoắn,anh Uy,anh Thông đi giã gạo,cho mình vào thúng bê về.Đi qua chỗ Thày đang nấu cám lợn.chắc Thày biết nhưng không nói gì.May quá,sáng sau năm con vịt lại bơi về.
Nguồn sách để đọc khá phong phú,vì chị Khoắn giữ thư viện của Đoàn thanh niên,Thông Cào giữ thư viện của Đội thiếu niên nhà trường.Chú Bưng bán thuốc nhờ ở nhà mình bán kèm cả sách.chị Cót bán hàng của HTX mua bán cũng bán kèm sách.Hình như ngày xưa,cuộc sống văn hoá ở nông thôn được quan tâm hơn.Sau này,nhờ em Lợi làm ở trung tâm phát hành sách,mình được đọc ké sách mới ra,thích lắm.
Cuốn sách đầu tiên của riêng mình là cuốn truyện tranh "Sùng Dúng Lù "có giá ba hào-mua được sau khi hái rau tập tàng bán ở chợ,mỗi ngày dành năm xu.màu vẽ sặc sỡ,có những vách đá tai mèo nhọn hoắt.(mới rồi đọc báo,thấy tin anh hùng tiễu phỉ Sùng Dúng Lù vẫn còn sống).So với quyển "Bình minh trên sông"truyện tranh Trung quốc của Thông cào mua-giá năm hào-thì không đẹp bằng,nhưng mình yêu cuốn sách của mình lắm.
Đọc sách là thú vui bền vững nhất của mình.
Nhờ việc đọc sách,mình vượt qua được những phiền muộn hàng ngày.
Mình biết đọc sớm,đựơc đi học sớm một tuổi.Tinh tướng từ nhỏ.Mỗi khi ông giáo Trai,ông giáo Dụng vào chơi với Thày là mình lại đem cuốn sách Vỡ lòng ra bờ hè ngồi đọc ông ổng từ đầu chí cuối,được khen đọc giỏi mới cất sách đi chơi.Đó là cuốn sách đầu tiên.
Rồi đọc Tây du kí,Tam quốc diễn nghĩa...nhưng lại nhớ nhất cuốn Thanh Xuân-ba tập của văn học LX,tác giả là M.Bôi-sen-cô.hình như hồi ấy mới học lớp hai.
Thầy giao cho chăn năm con vịt con.Đọc KHÔNG GIA ĐÌNH,vịt rạch dưới vạt muống mọc kín mặt cừ(kênh,mương)đi mất.Sợ quá,chui gầm giường thím Chung để trốn.Đến tối,chị Khoắn,anh Uy,anh Thông đi giã gạo,cho mình vào thúng bê về.Đi qua chỗ Thày đang nấu cám lợn.chắc Thày biết nhưng không nói gì.May quá,sáng sau năm con vịt lại bơi về.
Nguồn sách để đọc khá phong phú,vì chị Khoắn giữ thư viện của Đoàn thanh niên,Thông Cào giữ thư viện của Đội thiếu niên nhà trường.Chú Bưng bán thuốc nhờ ở nhà mình bán kèm cả sách.chị Cót bán hàng của HTX mua bán cũng bán kèm sách.Hình như ngày xưa,cuộc sống văn hoá ở nông thôn được quan tâm hơn.Sau này,nhờ em Lợi làm ở trung tâm phát hành sách,mình được đọc ké sách mới ra,thích lắm.
Cuốn sách đầu tiên của riêng mình là cuốn truyện tranh "Sùng Dúng Lù "có giá ba hào-mua được sau khi hái rau tập tàng bán ở chợ,mỗi ngày dành năm xu.màu vẽ sặc sỡ,có những vách đá tai mèo nhọn hoắt.(mới rồi đọc báo,thấy tin anh hùng tiễu phỉ Sùng Dúng Lù vẫn còn sống).So với quyển "Bình minh trên sông"truyện tranh Trung quốc của Thông cào mua-giá năm hào-thì không đẹp bằng,nhưng mình yêu cuốn sách của mình lắm.
Đọc sách là thú vui bền vững nhất của mình.
Nhờ việc đọc sách,mình vượt qua được những phiền muộn hàng ngày.
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2010
Những điều thú vị
Đi Campuchia,không chỉ sững sờ trước ĂngkorThom,ĂngkorWat,mà còn thích thú bởi cuộc sống với những tập tục của người dân nơi đây.Đi bốn ngày đàng,học được một số điều khôn.
1.Đám phúc :rạp xanh đỏ,bàn ghế la liệt,nhạc rộn ràng nhưng không quá ồn ào.Hỏi Chanthi (hướng dẫn viên du lịch người Cpc ):đám cưới à?không,đám phúc(Chanthi nói tiếng Việt rất giỏi).Là sao?Là việc một người làm ăn gặp vận may,bỏ tiền đãi tiệc,mời người thân ,bè bạn đến chung vui;sau đó,mọi người tự nguyện góp tiền lại,không kể nhiều ít.Tiền đó:một phần cúng chùa,một phần đem sửa đường,còn lại đi đến một địa chỉ cụ thể làm từ thiện(làm phúc).
2.Đám cưới:cũng bàn ghế,che rạp như đám phúc.Nhưng ở cổng vào,nhất thiết phải có mỗi bên một cây chuối có buồng quả nây nấn,treo thêm một quày dừa(khoảng ba quả).cây bên phải quét nhũ vàng,cây bên trái quét nhũ bạc,(toàn bộ thân lá quả)với mong muốn con cháu đông đúc,vẹn toàn,quí giá.
3.Rèm cửa màu hồng: treo ở nhà có con gái chưa chồng phía trên cửa chính hoặc cửa sổ.
4.Đám tang:không phô trương ầm ĩ.Đoàn người lặng lẽ tiễn đưa người qua đời đến nơi hoả táng.Tro than rải ra cánh đồng hoặc một phần cốt để vào hũ gửi chùa.Không thấy nghĩa trang trập trùng lăng mộ .
5.Cánh đồng:đang mùa gặt,màu lúa vàng trải dài,từ làng nọ đến làng kia cũng phải mấy km.Lác đác những cây thốt nốt làm nên đặc trưng của đất nước Chùa Tháp.Lúa cấy một vụ/năm,đất được nghỉ6 tháng để hồi sinh.Bình nguyên bao la,bình yên.
6.Chợ:không có tiếng nói to ,gay gắt.Có mặc cả,nói thách(dám chắc từ Việt Nam du nhập sang)nhưng trả giá bao nhiêu cũng được.không sợ bị chửi bới khi xem hàng rồi bỏ đi.nụ cười hiền hậu luôn thường trực trên gương mặt sạm đen của người đân Cpc.
7.Tinh thần dân tộc:vì đang tranh chấp ngôi đền ở biên giới Cpc-Tháilan nên nhân dân Cpc bài xích hàng Thái một cách triệt để-dù đó là nguồn hàng hoá đem lại nhiều lợi nhuận cho ngành du lịch CPC."Chanthi à,bạn dùng hàng Thái,nên tớ không chơi với bạn nữa".Còn với Việt Nam?Được nhắc tới vào thời Đại Việt:nước láng giềng đem quân sang chiếm đất CPC.
8.Giao thông:Người dân CPC coi trọng việc làm đường sá cầu cống.Sửa đường một cách tự nguyện.Ai có tiền làm đường,con đường mang tên người đó.Xe ôtô không bấm còi,không chen lấn,nhường đường cho người đi bộ.người dân thích ngồi vắt vẻo trên mui xe hoặc thành xe-nguy hiểm nhỉ?
9.Hai đứa trẻ Cpc cãi(đánh )nhau thì bố mẹ chúng sẽ lôi con mình về dạy bảo.Trẻ em ngoan,vâng lời bố mẹ-nếp sinh hoạt bền vững,nên ít tệ nạn xh.
Cùng Thông Cào trò chuyện khi hai anh em ngồi ở quán Thềm xưa(tpHCM),Thôngcào bảo:thực ra những giá trị đó không phải ở Vn mình không có,nhưng đang bị làm cho mai một.Có thế thực.
1.Đám phúc :rạp xanh đỏ,bàn ghế la liệt,nhạc rộn ràng nhưng không quá ồn ào.Hỏi Chanthi (hướng dẫn viên du lịch người Cpc ):đám cưới à?không,đám phúc(Chanthi nói tiếng Việt rất giỏi).Là sao?Là việc một người làm ăn gặp vận may,bỏ tiền đãi tiệc,mời người thân ,bè bạn đến chung vui;sau đó,mọi người tự nguyện góp tiền lại,không kể nhiều ít.Tiền đó:một phần cúng chùa,một phần đem sửa đường,còn lại đi đến một địa chỉ cụ thể làm từ thiện(làm phúc).
2.Đám cưới:cũng bàn ghế,che rạp như đám phúc.Nhưng ở cổng vào,nhất thiết phải có mỗi bên một cây chuối có buồng quả nây nấn,treo thêm một quày dừa(khoảng ba quả).cây bên phải quét nhũ vàng,cây bên trái quét nhũ bạc,(toàn bộ thân lá quả)với mong muốn con cháu đông đúc,vẹn toàn,quí giá.
3.Rèm cửa màu hồng: treo ở nhà có con gái chưa chồng phía trên cửa chính hoặc cửa sổ.
4.Đám tang:không phô trương ầm ĩ.Đoàn người lặng lẽ tiễn đưa người qua đời đến nơi hoả táng.Tro than rải ra cánh đồng hoặc một phần cốt để vào hũ gửi chùa.Không thấy nghĩa trang trập trùng lăng mộ .
5.Cánh đồng:đang mùa gặt,màu lúa vàng trải dài,từ làng nọ đến làng kia cũng phải mấy km.Lác đác những cây thốt nốt làm nên đặc trưng của đất nước Chùa Tháp.Lúa cấy một vụ/năm,đất được nghỉ6 tháng để hồi sinh.Bình nguyên bao la,bình yên.
6.Chợ:không có tiếng nói to ,gay gắt.Có mặc cả,nói thách(dám chắc từ Việt Nam du nhập sang)nhưng trả giá bao nhiêu cũng được.không sợ bị chửi bới khi xem hàng rồi bỏ đi.nụ cười hiền hậu luôn thường trực trên gương mặt sạm đen của người đân Cpc.
7.Tinh thần dân tộc:vì đang tranh chấp ngôi đền ở biên giới Cpc-Tháilan nên nhân dân Cpc bài xích hàng Thái một cách triệt để-dù đó là nguồn hàng hoá đem lại nhiều lợi nhuận cho ngành du lịch CPC."Chanthi à,bạn dùng hàng Thái,nên tớ không chơi với bạn nữa".Còn với Việt Nam?Được nhắc tới vào thời Đại Việt:nước láng giềng đem quân sang chiếm đất CPC.
8.Giao thông:Người dân CPC coi trọng việc làm đường sá cầu cống.Sửa đường một cách tự nguyện.Ai có tiền làm đường,con đường mang tên người đó.Xe ôtô không bấm còi,không chen lấn,nhường đường cho người đi bộ.người dân thích ngồi vắt vẻo trên mui xe hoặc thành xe-nguy hiểm nhỉ?
9.Hai đứa trẻ Cpc cãi(đánh )nhau thì bố mẹ chúng sẽ lôi con mình về dạy bảo.Trẻ em ngoan,vâng lời bố mẹ-nếp sinh hoạt bền vững,nên ít tệ nạn xh.
Cùng Thông Cào trò chuyện khi hai anh em ngồi ở quán Thềm xưa(tpHCM),Thôngcào bảo:thực ra những giá trị đó không phải ở Vn mình không có,nhưng đang bị làm cho mai một.Có thế thực.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)