Ngày còn nhỏ ,mỗi khi ở làng hay làng bên cạnh có chiếu phim (miền Nam gọi là chớp bóng,quê mình còn gọi là phin ) thế nào cũng phải thu xếp đi xem cho bằng được.Chiều vàng mặt trời,các việc như:quétnhà,quét sân-ngõ-lối đi ra đằng sau-lối ra giếng nước,rút rơm,múc nước lên bể chứa,thái rau lợn...đã được làm gọn gàng xong xuôi .(Nếu vào ngày mùa thì bận hơn nhiều:đánh đống rơm,xúc thóc,rê thóc,rửa khoai-để thái phơi khô...).Đội chiếu bóng lưu động thường nghỉ chân tại nhà mình,nên mình và anh Thông (Cào) thường cố giấu vẻ hãnh diện với bạn bè khi vào cổng không mất vé,hoặc được cho vé (sau này Thầy ko cho đi như thế,vì:nhà nước mất tiền với chúng mày).Nếu là đội chiếu phim của Quân đội(gọi tắt là phim Quân Đội) thì thôi rồi ,phim ko mất tiền,nhưng mình lại được các chú cho ngồi ở buồng chiếu phim,nơi có thể nhìn thấy hình ảnh rõ nhất,luôn có cảm giác vài cặp mắt ghen tị của bọn trẻ tầm tám chín tuổi như mình đang nhìn mình,ao ước được ở đó.Đấy là xem phim ở làng,nơi chiếu phim thường ở sân kho hợp tác,sân nhà văn hóa hoặc trận địa tên lửa nơi cuối làng.Thường chiếu hai bộ phim:phim tài liệu được chiếu trước -cho các ông bà già và trẻ con xem ,vì thanh niên-phần lớn là con gái,con trai đã ra chiến trường -còn mải ngắm vuốt ,hẹn hò (làng nào có bộ đội đóng quân thì còn may cho các cô gái làng,còn có người để ý !)Phim chính thường là "Phim truyện chiến đấu của Liên Xô " Đôi khi có cả phim hoạt hình ,đấy mới thực sự là niềm mong ước của bọn trẻ con tụi mình.Đội chiếu phim nhân dân chỉ có một máy chiếu nên hết một cuốn lại dừng để quay lại tập tiếp theo,rồi mới tiếp tục,nên hết một cuốn là giải lao. Còn các chú bộ đội có hai máy chiếu nên bộ phim được xem liên tục cho đến lúc:hết phim,mời các đồng chí và đồng bào về nghỉ .Chỉ còn nhớ mấy bộ phim được xem ngày ấy :Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt -Liên Xô;Những người Côdắc đá bóng-hoạt hìnhLX ;Hoa diếp dại-Triều Tiên;Nổi gió,Vĩ tuyến 17-Vn...Phim xem ở làng còn thích ở chỗ ko sợ bị đánh sau khi hết phim,vì đi xem ở làng bên,thể nào bọn con trai cũng bị gây sự,nên luôn phải về sớm,hoặc bám sát người lớn cùng về.
Nhớ nhất hai chuyện về xem phim.
Chuyện thứ nhất :Làng Đối (Xuân La)có phim Quân đội.Trí ,Thông,Liêm,Liễm và mình mải miết thu dọn rơm thóc,nhà cửa để đi xem.Cuối thu,đầu đông,trời se lạnh.Đi tắt qua đầu núi,nép vào nhau khi qua ngôi chùa hoang phế,có hai cây quéo cổ thụ...nơi nổi tiếng nhiều ma.Đến nơi,trời mới tắt nắng.Sẵn rơm mùa ,mọi người chọn chỗ ngồi thoải
mái để xem .Phim "Cô gái KI-ÉP "của LX.Mới vài tập,một máy hỏng,thế là giải lao liên tục.Trí và Thông nằm lăn ra sân để ngủ.Thông còn dặn với:đến chỗ hay gọi anh dậy nhé. Thỉnh thoảng mình gọi:đến chỗ hay rồi.Cào ta nghển cổ lên rồi lại nằm xuống:chưa hay.Hết hai tập phim,trăng đã xuống ngang rặng tre bờ chùa.Cả bọn ra về,ko một lời bàn tán về bộ phim.Mình nhớ đến giờ hình ảnh cô gái mặc áo liền váy ,đứng bên ngôi nhà đổ.Phim đen trắng.Ngoài ra ko nhớ phim như thế nào.Nhưng lại ấn tượng mãi cảnh anh em chú cháu đi trong trăng mờ,mong sao chóng về đến nhà.
Chuyện thứ hai:Chị Chuyện yêu anh Khoát,nhưng hai bác Trại ngăn cản.Trên huyện có phim,chị rủ Luyện-em con chú đi cùng.vì có như thế,hai bác mới cho đi.Luyện ta phấn khởi,đi liền.Đến cửa Bách hóa tổng hợp,anh Khoát đã đợi,thế là anh chị ngồi nói chuyện tâm tình,mặc cho Luyện nóng ruột.Thỉnh thoảng,chị lại hẹn với Luyện:tí nữa vào xem.Luyện ngủ gật ,choàng tỉnh dậy khi tiếng loa oang oang:Hết phim,mời đồng bào về nghỉ.(chuyện này tôi nghe Luyện kể lại.Không thấy nói chị Chuyện có đền cho Luyện cái gì ko.Anh chị ko lấy được nhau.Phí sự đóng góp của Luyện.)
Giá mà bi giờ có một đống rơm thật to để rút rơm nhỉ. Ngày xưa thì vất vả, nhưng nay lại thèm được rút rơm, đạp khoai, nhất là rửa rau lợn (gớm, ít thì một rổ sề, nhiều thì chia 2, gánh tòn teng, vào mùa nước cạn, sông máng không bơm, đi khắp đầu làng cuối xóm, có hôm xuống ao bà Hiếm, ao bác Trại- không được, rẽ ao bà Đa, ao cụ Xe, không xong, vào ao bà In, cạn, vòng ra ao Chùa, ao Trợ, hết nước hoặc nước đục, chạy mãi tuốt sang đầm Phương Đôi, gần nhà anh Tế mới rửa được rổ rau. Rửa phải kỹ, sạch đất cát, rửa dối thày mắng chết (mặc dù con lợn sề gặm đất bờ tường chuồng lợn đến vạt cả tường). Mãi sau, nhờ có đào giếng mà mới chấm dứt được vụ rửa rau lợn.
Trả lờiXóaMột lần tớ cùng đám Cước, Cơ, Tân (Ỷ), Tân (Tí Đo), Tịu, Em (con bà Hiếm), Tín (Đại), Phúc (tiểu chùa)... kéo nhau lên huyện, lúc về không theo đường cái mà lại trèo vượt núi, hết núi Đối, sang núi Trà. Chả biết xô đẩy thế nào, cu Tân (tí Đo) trượt ngã lăn từ đỉnh núi Trà xuống tận chân núi gần giếng trong (ở ngoài có một giếng là giếng ngoài), máu me đầm đìa, vỡ đầu, rách toạc quần áo. Mình với anh Tân (Ỷ) sợ quá chạy về trốn trên mái nhà bác Ỷ mặc dù chả có liên quan gì, mãi tối mới mò ra, bị chị Thuyết, chị Bé mắng cho mãi.
Còn chuyện xem phim. Đội chiếu bóng quốc doanh số 2 về chiếu phim tại sân Ủy ban (sau này là xưởng dệt thảm đay). Mới căng phông màn thì mưa to, phải hoãn, bà con mua vé không được xem la í ới, hôm sau đội phải chiếu bù, bọn chưa kịp mua vé hôm trước vớ bở, đỡ phải đợi xem tháo khoán. Ông Uy, ông Tân và mình chiều nào cũng tụ bạ với nhau bèn làm thơ. Mỗi thằng (xin lỗi bác Uy, bác Tân) góp vài chữ, một câu thì không làm nổi, cuối cùng cũng ra một bài:
Trời làm một trận mưa rào
Mấy thằng chiếu bóng xô vào dọn phim
Mưa trôi cả cây gỗ lim
Mấy thằng chiếu bóng dọn phim về chuồng.
Bác Ỷ đang đánh cờ với thày, nghe đám tớ đọc cả bài cười khớ khớ, còn thày chỉ tủm tỉm. Hôm sau, được thể, anh Tân rủ làm thơ nữa, chuyện anh Hiệp (con bá Ty) ngồi chơi với chị Thẩn bị dân quân đuổi, thực ra đầu đuôi thế nào cũng không rõ lắm, có người bảo là hủ hóa, bọn này chả biết. Thơ rằng:
Có con ma trắng đen đen
Cùng với tí Thẩn ngồi bên bờ cừ
Một lúc trông thấy cu Ngư
Xách quần bỏ chạy sang cừ bên kia.
Sau anh Tân (học cùng với Trí) đang học dở cấp 3 thì đi bộ đội, bị bom ép nên tâm thần, chết sau mấy năm điên dại kéo dài. Khổ thân anh.
Bác Ỷ,chị Thuyết,anh Sĩnhớn,cháu Tâm(con anh chị Sĩ-Thuyết)đều đã mất.Tín,Tân(con chúĐo)cũng ra đi lâu rồi.Anh Sĩ con làm ăn khá giả.Em vẫn thường qua,anh em trò chuyện,hay nhắc về ngày xưa,.Dấu hiệu của tuổi già đấy ạ.
Trả lờiXóa